Ở Nhật Bản trẻ tự kỷ lớn thì thế nào?
Nếu muốn đi học lên trung học phổ thông thì cũng có thể học được. Ở các trường có các giáo viên có chuyên môn về giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật, ngoài các giờ học thông thường, các em có thể học các giờ học đặc biệt về vận động, về ngôn ngữ, về kỹ năng sống trong sinh hoạt hàng ngày.
Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông các em có thể thường xuyên đến các chỗ làm việc, nơi có các công việc đơn giản. Ở những nơi làm việc này, các nhân viên vừa giúp đỡ các em làm việc, vừa mở các cửa hàng để bán các sản phẩm do các em làm ra, các em có thể kiếm tiền bằng những công việc như bán bánh mì, bán hàng, hay làm các đồ thủ công đơn giản.
Ngoài ra có những nơi gọi là Day Service để các em có thể đến sinh hoạt ở đó từ sáng đến chiều tối. Nhân viên vừa có thể chăm sóc xung quanh các em, làm việc và cũng sửa chữa lại các sản phẩm các em làm ra. Tại các cơ sở như thế này các em được tập huấn các kỹ năng và dạy nghề.
Thêm nữa còn có chế độ Group home, có nghĩa là những người có khó khăn trong sinh hoạt tập hợp lại thành một nhóm nhỏ, cùng nhau đến sống chung ở một ngôi nhà thông thường, có sự trợ giúp của nhân viên chuyên nghiệp
Khuyết tật thì có Khuyết tật của cá nhân và Khuyết tật của xã hội.
Khuyết tật của cá nhân là khuyết tật về cơ thể, về trí tuệ, khuyết tật về thần kinh của con người.
Khuyết tật xã hội có nghĩa là những người khuyết tật gặp nhiều khó khăn khác nhau trong sinh hoạt ngoài xã hội.
Cả ở Nhật Bản và ở Việt Nam đều vẫn còn những nhận thức chưa đúng về trẻ khuyết tật, còn có khoảng cách về trình độ nhận thức. Những cái đó là khuyết tật xã hội. Ở Việt Nam, trẻ khuyết tật chưa thể đến trường học được. Và còn nhiều những khuyết tật của xã hội như sau khi học ở trường xong thì trẻ khuyết tật không có chỗ nào để làm việc.
Các hoạt động của Hội cha mẹ trẻ tự kỷ có vai trò quan trọng để làm giảm bớt các khuyết tật của xã hội này.
Bài viết của Mr. Kuroda Yutaka dành cho Nhóm lớn của CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội
Tình nguyện viên người Nhật Bản - Japan Overseas Cooperation Volunteer Occupational Therapist
Nguồn: http://www.tretuky.com/baiviet/383/O-NHAT-BAN-TRE-TU-KY-LON-THI-THE-N%C3%80O-.aspx
Một số hình ảnh tại Group Home
Hình 1. Người tự kỷ bán hàng lưu niệm
Hình 2. Sản xuất hàng thủ công
Hình 3. Bữa cơm chung tại Group Home
Tin tức khác
- Kỷ niệm Ngày thế giới nhận biết chứng tự kỷ 2/4/2020
- 100 phụ huynh, chuyên viên tham dự hội thảo về huấn luyện cha mẹ có con rối loạn hành vi
- Ai được phép đánh giá hay chẩn đoán tự kỷ
- Phát hiện sớm hội chứng tự kỷ ở trẻ
- Dấu hiệu trẻ bị chứng rối loạn ngôn ngữ
- Trẻ tự kỷ cần được can thiệp trước 3 tuổi
- Trẻ chậm nói