Gắn kết gia đình và trung tâm giúp trẻ phát triển

[HD] – Kết quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực hành trên thế giới và Việt Nam cho thấy, việc phụ huynh phối hợp, trao đổi và cùng đồng hành với chuyên viên/ trung tâm trong can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ sẽ mang lại hiệu quả rất quan trọng và tích cực cho sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rõ ràng rằng, việc gia đình và trung tâm thường xuyên thảo luận sẽ góp phần vào sự phát triển 100% của trẻ, còn nếu chỉ có chuyên viên tập trung can thiệp cho trẻ thì chỉ mang lại hiệu quả khoảng 50% mà thôi.

Chính vì thế, tại Hoàng Đức việc các chuyên viên và phụ huynh trao đổi, thảo luận với nhau là công việc rất thường xuyên. Các chuyên viên của Hoàng Đức thường xuyên trao đổi cùng phụ huynh vào các giờ đưa đón, qua email, điện thoại, và tất cả các ngày thứ 7 hàng tuần. Ngoài ra, sổ liên lạc sẽ được ghi chép cứ 2 – 3 lần 1 tuần tạo điều kiện cho hai bên hiểu, và chia sẻ các vấn đề liên quan đến trẻ. Tuy nhiên, tất cả các hình thức đó là chưa đủ nếu Hoàng Đức không tổ chức định kỳ cứ 3 tháng 1 lần một buổi họp toàn phụ huynh của trung tâm. Buổi họp với mục đích dành thời gian để Ban giám đốc cùng các chuyên viên của trung tâm có cơ hội chia sẻ kết quả can thiệp, thành quả phát triển của trung tâm trong vòng ba tháng với các phụ huynh, đồng thời cũng là cơ hội để lắng nghe ý kiến của phụ huynh về toàn bộ các hoạt động của trung tâm.

Trong kỳ họp định kỳ tháng 10 năm 2016 vừa qua, thay mặt Ban giám đốc trung tâm, cô Nguyễn Thị Mai, phó giám đốc đã thông báo đến phụ huynh toàn trung tâm về những kết quả và hoạt động trong thời gian 3 tháng. Trong thời gian qua, trung tâm đã hoàn tất về cơ sở vật chất, đẩy mạnh chất lượng và số lượng nguồn nhân sự, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa và đa dạng các hình thức can thiệp cho trẻ. Kết quả đáng ghi nhận của các thành viên Hoàng Đức là chỉ trong 3 tháng đã có 2 trẻ được đánh giá chuyển tiếp ra học tại trường mầm non, 4 trẻ được đánh giá chuyển tiếp từ lớp Can thiệp sớm 1 lên Can thiệp sớm 2. Cũng theo cô Nguyễn Thị Mai, hiện trung tâm có trên 60 trẻ đang can thiệp bán trú, hơn 20 trẻ đang can thiệp ngoài giờ, trong đó, có khoảng 17% trẻ được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, 65 % trẻ được chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ, và 18% trẻ được chẩn đoán chậm phát triển, rối loạn hành vi hoặc khó khăn học tập. Chất lượng can thiệp và chăm sóc đều đảm bảo, đa số phụ huynh đều hài lòng với chất lượng của trung tâm.

Cũng tại buổi họp, các chuyên viên của trung tâm sẽ dành rất nhiều thời gian báo cáo kết quả can thiệp của từng trẻ cho từng phụ huynh, cùng thảo luận, trao đổi để xây dựng mục tiêu, cách thức can thiệp của ba tháng tiếp theo.

Được biết, đây là một hoạt động thường xuyên và định kỳ và Hoàng Đức tổ chức, góp phần rất quan trọng cho sự phát triển và hòa nhập của trẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi họp phụ huynh tháng 10 năm 2016

(Phát biểu trao đổi của TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm)

(CN Nguyễn Thị Mai, phó giám đốc Trung tâm Báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm)

(CN Nguyễn Công Bình, Trưởng bộ phận đánh giá báo cáo chung về đánh giá trong quý 3)

(Bộ phận Can thiệp sớm 1 thảo luận)

(Chuyên viên và phụ huynh thảo luận)

(Chuyên viên và phụ huynh thảo luận)

(Lớp Can thiệp sớm 2 thảo luận)

Tin tức khác