BẮT ĐẦU TỪ TÌNH YÊU TRẺ VÀ...NHỮNG ĐAM MÊ

Dường như cái nóng gay gắt giữa trưa hè cùng những cơn mưa tầm tả khi chiều về của tháng 6 không hề làm chùn bước tinh thần học tập cũng như đam mê và tình yêu trẻ, yêu nghề của các thầy cô giáo trong lớp tập huấn “Đào tạo tăng cường” tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (Trung tâm Hoàng Đức). 
Trải qua 6 ngày liên tục (từ ngày 5 đến ngày 10/6/2017) hơn 20 học viên là giáo viên của Trung tâm Hoàng Đức và 4 Trung tâm khác ở các tỉnh lân cận đã có những giờ học tập, thực hành, trao đổi kiến thức vô cùng bổ ích và thiết thực về đánh giá, can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ với sự đồng hành của giảng viên, Thạc sĩ giáo dục đặc biệt Nguyễn Thị Nha Trang.

Giảng viên đang hướng dẫn các ội dung của chương trình đào tạo
Chương trình quản lý hành vi; Chương trình giao tiếp xã hội; cũng như xây dựng kế hoạch can thiệp dựa trên chương trình là những nội dung xuyên suốt của khóa đào tạo.
Bằng phương pháp và cách thức truyền đạt gần gũi, thiết thực nhưng sâu sắc và mang tính chuyên môn cao, kết hợp với việc thực hành tại chỗ đã giúp các thầy cô nắm được những chương trình khác nhau cho trẻ tự kỷ, khó khăn về ngôn ngữ, hành vi, chậm phát triển trí tuệ. Nắm được cách đánh giá dựa trên chương trình và lên kế hoạch can thiệp phì hợp với từng đối tượng trẻ. Hiểu rõ các vấn đề hành vi của trẻ và khả năng tự lên được một kế hoạch quản lý hành vi cho trẻ, bao gồm: hiểu về các thành tố của hành vi, chức năng của hành vi, kế hoạch phòng ngừa; củng cố hành vi; và đặt biệt là kỷ thuật dạy hành vi thay thế… Chương trình ứng dụng phương pháp quản lý hành vi tích cực đảm bảo tôn trọng trẻ, khoa học và hiệu quả, không cần phải quát mắng hay phạt nặng trẻ

 

Các bạn học viên được thực hành với trẻ tại TT Hoàng Đức


Không những thế qua chương trình giao tiếp xã hội, tương tác xã hội, ngôn ngữ, chơi, bắt chước từ đó có khả năng đánh giá mức độ giao tiếp xã hội của trẻ. Lên kế hoạch phát triển tương tác xã hội, các giáo viên còn nắm được các mốc phát triển quan trọng của 4 lĩnh vực chủ chốt của giao tiếp xã hội – một trong những khó khăn cốt lõi của học sinh có rối loạn tự kỷ.

Các học viên đang thảo luận nhóm


Cô Vũ Thị Ánh (Trung tâm phát triển giáo dục và Can thiệp Tâm lý – Âm ngữ Nắng Mai, TP. Hồ Chí Minh) - học viên khóa đào tạo chia sẻ: “Mặc dù mỗi ngày phải lái xe đi về hơn 100km để đến Trung tâm Hoàng Đức tham gia khóa đào tạo nhưng mình luôn hứng khởi bởi những gì mình có được sau khóa đào tạo này rất hữu ích và thiết thực này, điều đó giúp mình nâng cao năng lực chuyên môn cũng như vững tin vào những giá trị mà mình đang đeo đuổi. Nếu chúng ta không cập nhật kiến thức và trao dồi về chuyên môn thường xuyên thì hiệu quả can thiệp sẽ không cao cũng như sứ mệnh mà bản thân và nghề nghiệp của mình mang đến cho các em, cho xã hội sẽ không còn được vẹn nguyên như ý nghĩa thực thụ của nó. Mình hi vọng Trung tâm Hoàng Đức cũng như các Trung tâm khác sẽ thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo như thế này giúp cho các giáo viên, chuyên viên có điều kiện chia sẻ, học tập trao dồi kinh nghiệm nâng cao năng lực chuyên môn hơn nữa".

Tiến sĩ Lê Minh Công trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo cho các học viên


Một tuần làm việc miệt mài khép lại, với những kiến thức, kinh nghiệm mà các thầy cô có được sẽ tiếp thêm sự vững tin, niềm đam mê, tình yêu, trách nhiệm và mang đến ý nghĩa vô cùng to lớn cho những giá trị mình đang đeo đuổi.

(Ngọc Diễm)

Tin tức khác