Ứng dụng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) trên một trường hợp
Hiện nay, trong việc giáo dục can thiệp cho trẻ tự kỷ có đã phổ biến rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có một ưu thế nhất định. Tuy nhiên, việc am hiểu và vận dụng một cách phù hợp và hiệu quả khi tiến hành can thiệp là yêu cầu tất yếu quyết định kết quả can thiệp trẻ. Hiện nay, nhiều trường học, tổ chức và cá nhân sử dụng phân tích hành vi thích ứng (ABA) cũng đưa ra những phiên bản khác nhau của phương pháp ABA (Leaf R. and McEachin J.M, 1999). Mỗi nơi đều có một cách riêng để thực hiện chương trình, nhưng tất cả đều dựa trên những khái niệm cơ bản giống nhau. Đã có nhiều nghiên cứu chứng nhận cho hiệu quả của phương pháp ABA (Ivar O. Lovaas, 1987). Phần nghiên cứu nổi tiếng trong số 19 trẻ tự kỷ trong một chương trình ABA cấp tốc trong suốt hai năm cho thấy 47% trẻ đạt được chức năng trí tuệ và học vấn bình thường với chỉ số IQ bình thường. Điều này đối ứng với con số 2% (của một nhóm trẻ không thực hiện chương trình ABA) trẻ đạt chức năng trí tuệ và học vấn bình thường (Glascoe FP, 2000). Trước hết với hai thuật ngữ ASD (Autism Spectrum Disorder) và PDD (Pervasive Deveplopmental Disorder) là hai tên gọi dùng cho những trẻ có một số biểu hiện rối loạn giao tiếp và phát triển. “Tự kỷ” là một chẩn đoán qua quan sát một tập hợp những hành vi của trẻ. Để có thể hiểu và áp dụng hiệu quả phương pháp ABA để xây dựng kế hoạch và tiến hành can thiệp ngoài việc hiểu bản chất về phương pháp ABA thì điều yêu cầu tất yếu của người giáo viên đó là xác định những khó khăn cụ thể mà trẻ Rối loạn phổ tự kỷ thường gặp. Trẻ Tự kỷ có những mức độ khó khăn khác nhau trong khi học, nhưng quan trọng là, với ABA, trẻ vẫn có thể phát triển dần cho đến khi các kỹ năng và hành vi của trẻ gần giống như những mong đợi dành cho trẻ cùng lứa tuổi. Mặc dù Phân tích Hành vi Ứng dụng là một thuật ngữ chung gồm nhiều ứng dụng, mọi người vẫn quen dùng từ ABA để chỉ một phương pháp dạy cho trẻ tự kỷ. Đó là một phương pháp dạy với cường độ cao, được sắp xếp theo kiểu một giáo viên - một trẻ. Cũng như phần lớn những chương trình can thiệp sớm khác theo lịch dạy “toàn thời gian”, ABA cần khoảng từ 30 đến 40 giờ dạy mỗi tuần, và thường là một giáo viên - một trẻ. Chương trình không hướng vào việc trừng phạt, nhưng thay vào đó, tập trung vào việc khen thưởng những hành vi tốt được trông đợi. Giáo trình dạy tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân trẻ, nhưng chương trình nói chung dựa trên nền tảng tổng quát, bao gồm những kỹ năng lý thuyết, ngôn ngữ, xã hội, tự phục vụ bản thân, vận động và vui chơi. Chương trình ABA thường bắt đầu trong gia đình khi trẻ còn rất nhỏ. Sự can thiệp sớm ở đây rất quan trọng, nhưng phương pháp này, thật ra, cũng mang lại lợi ích cho những trẻ lớn hay người trưởng thành.
Đọc toàn bài tại đây: Ung dung phuong phap phan tich hanh vi ung dung.pdf